Đờn ca tài tử Nam bộ

Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ   (Di sản văn hóa phi vật thể)

 
(TITC) - Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ (còn gọi là Đờn ca tài tử) là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của Việt Nam, được hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19. Đờn ca tài tử là nghệ thuật của đờn (đàn) và ca, do những người bình dân Nam bộ sáng tác để hát chơi sau những giờ lao động. Chữ “tài tử” có nghĩa là người chơi nhạc có biệt tài, giỏi về cổ nhạc. Lúc đầu chỉ có đờn, sau xuất hiện thêm hình thức ca nên gọi là đờn ca.
 

Đặc điểm nghệ thuật của Đờn ca tài tử
Các bài bản của Đờn ca tài tử được sáng tạo dựa trên cơ sở nhạc Lễ, nhạc Cung đình, nhạc dân gian miền Trung và Nam. Các bài bản này được cải biên liên tục từ 72 bài nhạc cổ và đặc biệt là từ 20 bài gốc (bài Tổ) cho 4 điệu (hơi), gồm: 06 bài Bắc (diễn tả sự vui tươi, phóng khoáng), 07 bài Hạ (dùng trong tế lễ, có tính trang nghiêm), 03 bài Nam (diễn tả sự an nhàn, thanh thoát) và 04 bài Oán (diễn tả cảnh đau buồn, chia ly).
Nhạc cụ được sử dụng trong Đờn ca tài tử gồm: đàn kìm, đàn tranh, đàn cò, đàn tỳ bà, đàn tam (hoặc đàn sến, đàn độc huyền), sáo, tiêu, song loan... Từ khoảng năm 1930 có thêm đàn ghita phím lõm, violon, ghita Hawaii (đàn hạ uy cầm).
Người thực hành Đờn ca tài tử gồm: người dạy đàn (thầy Đờn) có kỹ thuật đàn giỏi, thông thạo những bài bản cổ, dạy cách chơi các nhạc cụ; người đặt lời (thầy Tuồng) nắm giữ tri thức và kinh nghiệm, sáng tạo những bài bản mới; người dạy ca (thầy Ca) thông thạo những bài bản cổ, có kỹ thuật ca điêu luyện, dạy cách ca ngâm, ngân, luyến,...; người đờn (Danh cầm) là người chơi nhạc cụ và người ca (Danh ca) là người thể hiện các bài bản bằng lời.
Đờn ca tài tử được thực hành theo nhóm, câu lạc bộ và gia đình, ít khi nhạc công độc tấu, mà thường song tấu, tam tấu, hòa tấu. Dàn nhạc thường cùng ngồi trên một bộ ván hoặc chiếu để biểu diễn với phong cách thảnh thơi, lãng đãng, dựa trên khung bài bản cố định gọi là “lòng bản”. Khán giả có thể cùng tham gia thực hành, bình luận và sáng tạo.


Đờn ca tài tử được truyền dạy theo hai hình thức: truyền ngón, truyền khẩu trực tiếp tại nhà, câu lạc bộ, gia đình, dòng họ; truyền ngón, truyền khẩu kết hợp với giáo án, bài giảng tại một số trường văn hóa nghệ thuật địa phương và quốc gia. Người học đàn cần ít nhất 3 năm để học những kỹ năng cơ bản như: rao, rung, nhấn, khảy, búng, phi, vê, láy, day, chớp, chụp…; học chơi độc chiếc, tam tấu, tứ tấu, ngũ tấu, lục tấu với các nhạc cụ khác nhau. Người học ca (đơn ca, song ca) học những bài truyền thống, trên cơ sở đó sáng tạo cách nhấn nhá, luyến láy tinh tế theo nhạc điệu và lời ca của bài gốc.

Người miền Nam coi Đờn ca tài tử là sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu trong các dịp lễ hội, tếtgiỗ, cưới, sinh nhật, họp mặt,… Lễ giỗ Tổ được tổ chức vào ngày 12/8 âm lịch hàng năm.

Đàn Bến Tre: giới thiệu đàn Ukulele

Tên gọi là ukulele (/ˌjʉːkəˈlɛɪli/, tiếng Hawaii: ʻukulele /ˌʔukuˈlele/), dân Anh Quốc gọi là ukelele, hoặc còn có thể gọi tắt là uke. Tên địa phương ukulele có nghĩa là con bọ chét (jumping flea). Theo Nữ Hoàng Lili'uokalani (triều vua cuối cùng của Hawaii) ukulele có nghĩa là tặng vật từ phương xa (the gift that came here), theo tiếng Hawaii, “uku” có nghĩa là “quà tặng” và “lele” có nghĩa là “đến”.

Đây là một loại đàn dây thuộc về gia đình guitar, gồm có 4 dây. Đàn ukulele có từ thế kỷ thứ 19 (1880’s), là một biến thể của đàn cavaquinho được người Bồ Đào Nha du nhập vào Hawaii. Đến thế kỷ 20, ukulele được phổ biến rộng khắp nước Mỹ rồi lan rộng khắp thế giới. Tùy theo kích thước mà đàn ukulele có âm thanh và âm lượng khác nhau. Có 4 loại: Soprano, Concert, Tenor, và Baritone.

Những người đầu tiên chế tác ra cây ukulele được biết đến là 3 người Bồ Đào Nha di cư đến Hawaii: Manuel Nunes, José do Espírito Santo, và Augusto Dias. Một trong những nhân tố góp phần đáng kể cho sự thành công của đàn ukulele ở Hawaii là sự hỗ trợ và quảng bá của đức vua David Kalakaua. Ông đã đưa cây đàn vào những buổi biểu diễn ở cung đình.

Đàn ukulele tại Mỹ
Lần đầu tiên cây đàn ukulele được phổ biết ở Mỹ là vào dịp hội chợ Panama Pacific International Exposition diễn ra trong năm 1915 ở San Francisco. Ukulele được giới thiệu tại gian trưng bày của Hawaii với màn đồng diễn của George E. K. Awai và nhóm tứ ca Royal Hawaiian,cùng với nghệ sĩ kiêm nhà chế tác đàn ukulele Jonah Kumalae.

Đàn ukulele nhanh chóng trở thành biểu tượng của thời đại Jazz. Gọn nhẹ, rẻ tiền, thích hợp cho những nghệ sĩ bình dân. Trong những bản nhạc phát hành thời 1920’s lại có thêm những phần ký âm dành cho đàn ukulele, điều mà trước đây chỉ có đàn guitar mới có khi khởi đầu sự thịnh hành của nhạc Rock and Roll. Rất nhiều nhà sản xuất đàn danh tiếng ở Mỹ (Regal, Harmony, và Martin) đã thêm vào danh mục sản phẩm cây đàn ukulele và banjolele.Ukulele khác Guitar ở chỗ nào ?

1. Ukulele có 4 dây, còn guitar 6 dây
2. Ukulele cầm lên trông ngu ngu dễ thương, guitar cầm lên trông lãng tử
3. Ukulele chỉ có lên và xuống khi đệm hát, còn guitar thì lên xuống đập gõ ném cấu véo xoa bóp đủ trò, trừ liếm.
4. Ukulele con gái thích chơi hơn vì dễ, guitar gắn với con trai nhiều hơn
5. Ukulele mất 2 tuần là chơi được “You are my sunshine”, còn guitar thì … 2 tháng tới 2 năm.
– Giống nhau duy nhất là chỗ, đều là những nhạc cụ có … dây và kết nối những tâm hồn yêu nhạc Dù vậy, một bài hát đánh trên ukulele vẫn được mọi người xoắn hết cả lại vì dễ thương các bạn nhỉ !

Mời coi thêm

Bài đăng

Nhạc cổ
_____________________

Nhạc tân

_________________

Nhạc ngoại

_____________________

Âm nhạc

_____________________


Học nhạc

_____________________